Chào mừng bạn đến blog Ynghialagi.com Trang Chủ

Table of Content

Trắc nghiệm phong cách học tập VAK

Nói về phương pháp học, hiện tại chúng ta thấy có vô vàn kiểu khác nhau tương ứng với mỗi cá nhân khác nhau. Đôi khi bạn sẽ nghe những câu nói như vầy: Phương pháp đó không phù hợp với tôi, Tôi thấy tui không thể học theo cách của thầy/cô này được nghĩa là chúng ta đã ít nhiều định hình và lựa chọn được cách học riêng cho bản thân mình.

Vậy, bạn có bao giờ tìm hiểu cách học/dạy đang được áp dụng đó dựa trên phương pháp gì và đâu là phương pháp có thể phù hợp với bạn hiện tại. Phương pháp bạn đang học có một cơ sở khoa học nào hay đang thuần tuý là bản năng?

Xin giới thiệu với bạn phương pháp học VAK (Visual Auditory Kinesthetic) đã và đang được nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới áp dụng.

Nội dung chính

  • Phương pháp học tập VAK là gì?
  • Người học theo cách học hình ảnh (Visual Learners)
  • Người học theo cách học âm thanh (Auditory Learners)
  • Người học theo cách học cảm xúc vận động (Kinesthetic Learners)
    • Download bài Test Phong cách học tập nổi bật

Phương pháp học tập VAK là gì?

Mô hình kiểu học tập VAK được phát triển bởi các nhà tâm lý học trong những năm 1920 để phân loại những cách phổ biến nhất mà mọi người học. VAK được nghiên cứu bởi các giáo sư và các chuyên gia về NLP (Neuro-linguistic programming Lập trình ngôn ngữ tư duy) theo đó con người học hỏi và tiếp nhận thông tin qua 05 giác quan gồm: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm) và khứu giác (ngửi). Trong đó 5 giác quan đó, có 3 cách tiếp nhận thông tin chính: V (Visual): Hình ảnh, A (Auditory): Âm thanh, K (Kinesthetic): Vận động.

Đây là một thuật ngữ mới mà vẫn ít người biết tới hiện tại ở Việt Nam, việc vận dụng nó vào bất kỳ lĩnh vực nào cũng cho bạn những kết quả khác biệt so với những cách mà bạn đang học. Thông thường sẽ có người thuộc 2 trong 3 cách, có người thuộc 1 trong 3 cách, có người thuộc vào cả 3 cách. Kết hợp cả 3 cách V, A, K hình thành cách học siêu tốc phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Việc áp dụng phương pháp VAK là phương pháp để phân loại phương pháp học nào hiệu quả với người học sẽ giúp cho:

  1. Giúp cho người học chọn cách học, nơi học, nội dung và người hướng dẫn phù hợp nhất với phương pháp học của người, nâng cao hiệu quả học tập.
  2. Giúp cho người dạy xây dựng chương trình học phù hợp hơn với từng nhóm học viên cụ thể của mình hiện tại và tuỳ chỉnh chương trình giảng dạy cho phù hợp với nhóm học viên của mình.

Chính 3 cách tiếp nhận này, quy định cách học của mỗi cá nhân. Khi hiểu được xu hướng tiếp nhận thông tin của bản thân là gì, chúng ta sẽ tìm ra được cách học phù hợp cho mình.

Người học theo cách học hình ảnh (Visual Learners)

Có hai xu hướng nhỏ hơn là: Ngôn ngữ và không gian. Những người theo hướng Hình ảnh Ngôn ngữ thích học qua ngôn ngữ viết như đọc và viết. họ nhớ dễ dàng những gì đã viết ra, thậm chí dù họ không đọc lại nó. Họ cũng dễ tập trung và người nói hơn nếu người đó nhìn họ. Người học theo kiểu Hình ảnh Không gian thường gặp khó khăn hơn với ngôn ngữ viết và làm việc tốt hơn với biểu đồ, phim ảnh và các loại hình ảnh khác. Họ dễ dàng hình dung ra khuôn mặt và địa điểm bằng cách sử dụng trí tưởng tượng và ít khi bị sai lạc.

Đọc thêm: 7 phương pháp ghi chép thông minh

Đặc tính của người học bằng thị giác Visual:

  • Bạn thường để ý ghi nhớ các chi tiết hoặc màu sắc từng nhìn thấy.
  • Biết cách sắp xếp và phối màu sắc trong trang phục.
  • Trầm tĩnh với mọi người xung quanh.
  • Có thói quen ghi chép lại mọi thứ trong quá trình thảo luận và ôn tập lại rất nhanh.
  • Có thói quen dùng bút dạ quang đánh dấu cho những tiêu đề, mục đích khác nhau.
  • Thường thực hành bằng cách nhìn vào bức ảnh hay những từ ngữ. Hình ảnh hóa thông tin để dễ ghi nhớ.
  • Nhớ lâu khuôn mặt của những người bạn đã từng gặp mặt (nhưng có thể quên tên).

Với những người học theo phương cách Visual, họ nên phát huy những hoạt động sau:

  • Sử dụng các biểu đồ, đồ thị, tranh minh họa hoặc các dụng cụ bổ trợ hình ảnh khác.
  • Sử dụng dàn ý, sơ đồ tư duy, khung chương trình, hỗ trợ cho việc đọc và viết các ghi chú.
  • Sau buổi học đọc lại các nội dung trong các tài liệu đã được phát ra.
  • Ghi chú trong khi nghe giảng, đọc sách.
  • Chủ động đạt câu hỏi để giúp tập trung hơn trong môi trường ồn ào, sôi động.
  • Thêm các hình ảnh minh họa cho các bài biết bất cứ khi nào có thể.
  • Vẽ tranh ảnh bên lề sách, vở hoặc ghi chú.
  • Cố gắng hình dung, tưởng tượng ra chủ đề hoặc các vấn đề liên quan đến chủ đề đang thảo luận.

Người học theo cách học âm thanh (Auditory Learners)

Những người có khuynh hướng âm thanh thường thích truyền tải kiến thức thông qua nói và nghe và thường làm một công việc mới tốt nhất sau khi nghe hướng dẫn từ một chuyên gia. Đây là những người rất thoải mái với việc được nhận hướng dẫn bằng lời qua điện thoại và có thẻ nhớ được từ hoặc bài hát họ nghe.

Đặc tính của người học bằng thính giác Auditory:

  • Rất nhạy cảm, dễ bị phân tâm bằng âm thanh.
  • Phát biểu một cách ngẫu hứng.
  • Có khả năng nhận biết giọng nói của người quen trên điện thoại trước khi đối phương xưng danh.
  • Khi ngồi nói chuyện nửa thân trên hơi đổ về phía trước hoặc nghiêng tai lắng nghe.
  • Giọng nói có tiết tấu, biến hóa, có khả năng điều chỉnh ngữ điệu trong giọng nói.
  • Không thể thôi nói chuyện trong lớp.
  • Thường là người dẫn dắt câu chuyện.
  • Trí nhớ nhanh nhưng không sâu.
Đọc thêm: Cẩm nang sống toàn tập cho tân sinh viên chân ướt chân ráo vào đại học

Người học theo phương cách Auditory cần áp dụng những điều sau để có kết quả tốt:

  • Bắt đầu với việc xem qua mình sẽ học gì? Rút ra kết luận hoặc tóm tắt những gì vừa học.
  • Sử dụng các hoạt động liên quan tới thính giác như Brainstorming, brainstorming, buzz groups, or Jeopardy.
  • Diễn đạt thành các câu hỏi.
  • Giao tiếp, thảo luận với nhiều giáo viên hoặc người khác.
  • Đạt ra các câu hỏi để xem xét càng nhiều khía cạnh của vấn đề càng tốt.

Người học theo cách học cảm xúc vận động (Kinesthetic Learners)

Những người này có khuynh hướng thích các hoạt động: Sờ, cảm giác, cầm, nắm, di chuyển và những hoạt động vẫn động khác. Họ dễ mất tập trung nếu có ít hoặc không có các kích thích bên ngoài hoặc vận động. Những người này có thể làm một công việc mới tốt nhất khi tự tay thực hiện và học trong quá trình làm. Đây là những người thích thử nghiệm nhũng cái mới và không bao giờ xem hướng dẫn trước.

Đặc tính của người học bằng vận động:

  • Thường đi lòng vòng khi nghe điện thoại hoặc khi học bài thì bạn mới tập trung.
  • Cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu và có thể dễ nổi cáu do nhu cầu thích nghi hoạt động và khám phá.
  • Việc học liên quan tới thể dục thể chất.
  • Thích nằm trên sàn nhà hoặc giường để nghiên cứu.
    Đi thực tế mới lĩnh hội được hết kiến thức.
  • Thảo luận trong một nhóm nhỏ (2-3 trong một nhóm).
  • Thích thể thao, khiêu vũ, chạy nhảy, lặn, bơi lội.
  • Phiêu lưu, cạnh tranh, thách thức.
  • Hành động cần sự vận động nhiều của cơ bắp.
  • Có thể đồng thời nghe nhạc khi học.

Người học theo hướng Kinesthetic nên áp dụng những hoạt động sau:

  • Sử dụng các động tác di chuyển lúc học.
  • Sử dụng các bút đánh dấu nhiều màu sắc để làm nổi bật từ khóa học trong bài học.
  • Có thứ gì đó để chơi với đôi tay. Ví dụ như các quả bóng nhỏ, cây bút.
  • Thỉnh thoảng nghỉ ngơi bằng các bài tập kéo giãn như vươn vai, hít thở
  • Chuyển thông tin từ dạng văn bản sang phương tiện khác như bàn phím, vẽ
  • Thực hành những gì đã học

Trong thực tế, phương pháp học hiệu quả là sự kết hợp giữa cả ba phương cách trên. Tuy nhiên, sẽ phụ thuộc từng cá nhân mà có thể có những người có xu hướng rất mạnh về một phương cách, ngược lại, có những người có phương pháp học là sự kết hợp giữa 2 và thậm chí 3 (rất ít) phương cách.

Khi bạn biết phương cách của mình, bạn sẽ hiểu cách học phù hợp nhất cho bạn. Điều này giúp cho bạn nâng hiệu quả học tập của mình lên cao nhất. Không có cách học đúng hay sai chỉ có cách học phù hợp với phương cách học của bạn nhất. Phương pháp VAK này có thể áp dụng cho bất kỳ môn học lĩnh vực nào mà bạn đang theo!

Download bài Test Phong cách học tập nổi bật

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?
Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [125.10 KB]

Bình luận
Facebook 87 LinkedIn Messenger Email 87Shares

Video liên quan

Đăng nhận xét