Chào mừng bạn đến blog Ynghialagi.com Trang Chủ

Table of Content

Bước 2 trong quy trình tư duy thiết kế là gì

  • Kiến thức - Đào tạo

5 bước của quá trình tư duy thiết kế (design thinking)

Bởi
admin
-
March 10, 2020
0
2187
Share
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp

Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một phương pháp nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp của cá nhân hoặc tổ chức, với việc lấy con người làm trung tâm. Các vấn đề phức tạp ở đây được định nghĩa là những vấn đề khó xác định và không thể giải quyết theo những hướng tiếp cận thông thường.
Trên thực tế, các ông lớn như AirBnb, Nike, Google hay Apple đều là những minh chứng cho sự thành công khi áp dụng Tư duy thiết kế vào việc kinh doanh của mình.

1Đồng cảm
Để tạo ra được một sản phẩm tốt, doanh nghiệp cần hiểu người dùng của mình là ai và họ cần gì, kỳ vọng của họ liên quan đến sản phẩm mà bạn thiết kế là gì, và đâu là những thách thức và điểm đau nào họ phải đối mặt trong bối cảnh này.
Trong giai đoạn đồng cảm, các doanh nghiệp sẽ dành thời gian quan sát và phỏng vấn những người dùng tiềm năng (hoặc những người đại diện cho nhóm mục tiêu của bạn) để hiểu rõ hơn về thái độ của họ đối với sản phẩm hiện có.
Đồng cảm là kim chỉ nam đối với một quá trình lấy con người làm trung tâm như tư duy thiết kế vì nó đưa bạn đến gần hơn với khách hàng của mình thay vì đặt ra những giả định của riêng mình họ.

2Xác định vấn đề
Sau khi đã tích lũy được đủ những thông tin bạn trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp cần phân tích những quan sát và tổng hợp đã ghi lại để tìm ra đâu là vấn đề chung mà những người dung thường hay gặp phải. Lúc này, các mảnh ghép thông tin cần được đặt gần lại với nhau để có thể xác định được trọng tâm vấn đề. Giai đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp tập hợp các ý tưởng tốt để thiết lập các điểm đặc trưng, chức năng và nhiều yếu tố khác.

3Tưởng tượng
Vấn đề đã được xác định, doanh nghiệp đã thấu hiêu được khách hàng, đây là lúc các nhà thiết kế sẵn sàng để tạo ra các ý tưởng của mình, càng nhiều càng tốt. Tại thời điểm này, các thành viên cần được khuyến khích vượt ra ngoài các quy tắc thông thường, để tìm đến những góc độ và cách tiếp cận mới cho việc giải quyết vấn đề.

4Tạo mẫu thử
Đây là giai đoạn thử nghiệm với mục đích chính là xác định giải pháp tốt nhất có thể cho từng vấn đề được xác định trong ba bước đầu tiên. Doanh nghiệp sẽ sản xuất một số phiên bản đơn giản và ít tốn chi phí của sản phẩm (hoặc các tính năng cụ thể được tìm thấy trong sản phẩm), có thể thử nghiệm với người dùng thực

5Kiểm tra
Trong bước cuối cùng này, doanh nghiệp sẽ quan sát người dùng mục tiêu của mình, hoặc người dùng đại diện để xem tương tác của họ đối với sản phẩm mẫu thử. Việc thu thập thông tin phản hồi và các đánh giá của người dùng cũng rất cần thiết cho quá trình này.
Việc thử nghiệm sẽ nhanh chóng làm nổi bật bất kỳ lỗi thiết kế nào cần được giải quyết. Để rồi từ đó, bạn sẽ quay lại các bước ở trên và cải thiện để ngày càng đến gần hơn với sản phẩm cuối cùng.

Nguồn: Saigon Innovation Hub

Share
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Bài trướcSách bạn nên đọc trước khi khởi nghiệp: QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP
Bài tiếp theoNâng chất lượng y tế với hệ sinh thái công nghệ thông tin
admin

Video liên quan

Đăng nhận xét