Chào mừng bạn đến blog Ynghialagi.com Trang Chủ

Table of Content

Có nên học chuyên Hóa không

Trước khi đi vào chi tiết xin phép được nhấn mạnh một số điểm sau

Bài viết thể hiện quan điểm của riêng người viết, nên sẽ có một số chỗ chưa đúng cũng như chưa phù hợp với thực tế. Nếu có lỗi sai nào vui lòng thẳng thắn chỉ ra cho tác giả. Cảm ơn.

Người viết xưa nay chỉ giỏi chém gió, ghét những điều nghiêm túc, nên nếu có bạn nào xem bài viết này chỉ là viết giỡn chơi cho vui thì người viết rất cảm ơn ^^

1. Tại sao lại có bài viết này

Lý do đơn giản: Công tác định hướng chọn ngành ở Việt Nam quá tệ, cứ mỗi khi đến năm 12 thì coi như nguyên đám cứ chẳng biết tương lai đi về đâu. Bên cạnh đó là tác động từ nhiều phía, kiểu như Mày giỏi thế này không thi Y Dược thì uổng hay Mày thấy thằng kia không, làm ngành X lương mỗi tháng mấy chục triệu, mày cũng học cái ngành ấy đi, thậm chí cực đoan hơn kiểu Ngày xưa tao làm ngành ấy nên mày cũng phải theo (hoặc tránh xa cái ngành ấy đi con, ngày xưa tao học nếm trải đủ rồi, thi trường khác đi), tóm lại là hằng hà sa số, nhiều vô thiên lủng

Bài viết này chỉ dành cho học sinh chuyên Hóa, nhất là những bạn mới thi HSGQG về, không biết tương lai mình sẽ ra sao khi Y Dược chính thức thông báo không tuyển thẳng các giải nhì, ba hai môn Hóa Sinh.

2. Nếu các bạn chuyên Hóa không còn muốn học Hóa

Có rất nhiều trường hợp những bạn chuyên Hóa sau hai năm ngoáy mông trong phòng thi chọn con đường khác. Có thể do kết quả thi không được như ý, cũng như cảm thấy ngành Hóa này chẳng có tương lai, lại không thể giàu nổi, hoặc một số trường hợp rất thú vị có suy nghĩ kiểu em chưa bao giờ muốn ngừng học Hóa, nghiên cứu Hóa, nhưng ở VN không thể làm được những điều em muốn, nên em muốn chuyển hướng để khám phá môi trường mới.

Tóm lại dù có rất nhiều lý do, nhưng những bạn này sẽ không tiếp tục học Hóa trong tương lai gần. Có rất nhiều con đường để đến đích, và với những bạn này lựa chọn về môi trường đại học phù hợp sẽ rất rộng, chứ không còn bó hẹp về những môi trường có thể gắn bó với Hóa nữa.

3. Nếu bạn muốn học tiếp những gì mình học trong đội tuyển quốc gia

Trong trường hợp bạn muốn theo đuổi những kiến thức bạn đã được học ở bậc phổ thông thì theo cá nhân nhận thấy sự lựa chọn hàng đầu là các trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Sư Phạm. Những trường này chủ yếu đào tạo cho các bạn kiến thức lý thuyết về Hóa, rất gần với những gì các bạn đã được học trong suốt ba năm phổ thông (chính ra là các bạn sẽ học lại những gì trước đó các bạn đã học, nên các bạn đội tuyển vào học ở đây sẽ thuận lợi hơn rất nhiều). Và cửa đi du học cho sinh viên tốt nghiệp hai trường này khá rộng, thuận lợi cho việc nghiên cứu ở cấp độ cao hơn.

Tuy nhiên một vấn đề không nhỏ phát sinh chính là đầu ra của những trường này (trong trường hợp không lựa chọn con đường du học). Nếu như tự nhiên bạn có thể làm việc được ở nhiều môi trường khác nhau (đi dạy, làm ở các khu công nghiệp, các phòng thí nghiệm, các viện, trường đại học, thậm chí còn có người bỏ ngang làm kinh doanh) thì ở sư phạm mọi thứ không dễ dàng như thế. Một khi bạn vào sư phạm thì coi như bạn đã gắn mình với hai chữ giáo viên, thế nên sư phạm chỉ có thể xin việc ở các trường (nếu không chọn con đường du học). Sẽ không thể nào tuyệt vời hơn nếu các bạn vào Đại học Sư Phạm, sau đó về trường cũ làm việc, tiếp tục chăm chút các thế hệ HSGQG tiếp sau, bởi không ai hiểu rõ về kỳ thi này hơn chính những người đã từng trải qua nó, và không ai nhiệt thành hơn những người ấy. Nhưng những năm gần đây ngành sư phạm đang bị cái gọi là khủng hoảng thừa, số nhân lực ra trường ở khối ngành sư phạm quá lớn so với nhu cầu thực tế. Trớ trêu ở chỗ những người có khả năng dạy chuyên Hóa giảm mạnh, còn số lượng thất nghiệp cứ thế tăng đều khiến cho năng lực giáo viên dạy chuyên càng lúc càng kém đi theo năm tháng.

Thành ra những bạn đội tuyển chỉ nên chọn con đường sư phạm khi các bạn chắc chắn được đảm bảo một slot ở trường cũ, nếu không thì hãy cố gắng học thật giỏi để sau còn có cửa đi du học ở những nước phát triển hơn.

Một lựa chọn khác cho các bạn học lý thuyết là Đại học Bách Khoa HCM (BKHN không rõ thế nào nên không nhắc đến). Các bạn chắc cũng rõ thầy Sơn Nam hiện đang là trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học của trường này. Dạo gần đây cũng có kha khá bạn đâm đơn vào BK do ngưỡng mộ danh tiếng của thầy ấy. Đây cũng là một xu hướng tốt, dù rằng BK dạy lý thuyết không sâu bằng tự nhiên hay sư phạm nhưng về hướng nghiên cứu và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu lại vượt trội hơn hẳn. Nếu các bạn đủ giỏi để được nhận vào lab của các giáo sư hàng đầu BK thì tương lai một suất đi du học cho bạn là điều gần như được đảm bảo (phần còn lại tùy xem anh văn của các bạn đến đâu ^^ ) .

4. Nếu bạn muốn đi làm

Trong trường hợp bạn muốn học Hóa mà có thể đảm bảo về tương lai việc làm thì xin phép dẫn ra sau đây một số ngành. Trường nào đào tạo các ngành này thì bạn có thể tìm thấy dễ dàng trong cuốn những điều cần biết về tuyển sinh mà Bộ giáo dục và Đào tạo sắp phát hành.

Ngành Dược: Sự lựa chọn hàng đầu của các bạn HSGQG, chỉ vì gần với Hóa + lương cao. Chỉ xin nói thêm rằng 100 thí sinh vào trường Dược với tư tưởng ấy thì vỡ mộng hết 90 thằng ^^ . Bạn chỉ nên chọn ngành Dược nếu bạn THỰC SỰ CÓ HỨNG THÚ VỚI THUỐC MEN, cũng như muốn làm điều gì đó giúp đỡ sức khỏe con người. Nếu không bạn sẽ thất vọng với những gì bạn sẽ gặp trong ngôi trường này. Không thiếu trường hợp sau 5 năm học Dược có kha khá HSGQG Hóa hận thù ngôi trường mà ngày xưa mình đã trót dại đâm đơn vào này. Xin nhắc lại, nếu bạn không hứng thú gì với thuốc men và sức khỏe xin đừng chọn ngôi trường này, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội làm tổng hợp thuốc ngoài làm ké những đề tài nghiên cứu khoa học của các thầy đâu :)) . Đấy là chưa kể có rất nhiều bạn học tự nhiên, sau này lại làm việc cho các công ty dược nước ngoài =)) .

Ngành Hóa mỹ phẩm: Cái tên nói lên tất cả, bạn sẽ làm những việc liên quan đến dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm, dưỡng da Dĩ nhiên không phải là thử sản phẩm miễn phí rồi =)) , mà thường là khảo sát hàm lượng những hợp chất có sẵn trong đó (tổng hợp thì thôi, còn khướt =)) ) và những công việc có liên quan khác. Theo như cá nhân nhận thấy với việc có kha khá công ty mỹ phẩm hạ cẳng xuống thị trường Việt Nam thì nhân lực ngành này sẽ trở nên rất quan trọng trong thời gian sắp tới.

Ngành Hóa thực phẩm: Cũng không khác mấy ngành ở trên, cũng chủ yếu là kiểm nghiệm hàm lượng các chất có trong thực phẩm. Một điểm quan trọng cần lưu ý là lương ngành này theo như cá nhân nhận thấy trên các thông báo tuyển người của khoa Hóa đa phần toàn tám số, đến đây các bạn tự tưởng tượng lấy :))

Ngành Hóa Silicat: Vào nhà máy xi măng mà hỏi thêm chi tiết ^^

Ngành Hóa Dầu: Một ngành ngày xưa từng rất hot, nhưng sau này đang dần nguội, lý do đơn giản là VN đang dần hết dầu =)) . Nói thì thế, nhưng thực ra chúng ta chỉ dừng ở mức khai thác dầu thô, chứ chế biến nó thành những thứ hay ho thì vẫn chả đâu vào đâu. Thành ra ngành này vẫn cần người, những người làm được việc. Và cũng đừng nghĩ cứ vào Hóa dầu là ra giàn khoan, không phải ai cũng thế đâu nhé ^^ . Nhất là các bạn nữ thì chắc chắn khó có ai điều các bạn ra đó đâu :)) .

Ngành môi trường: Một ngành gần với Hóa, chủ yếu làm việc với những vấn đề liên quan đến môi trường. Dự báo ngành này sẽ hot dần lên theo hiệu ứng nhà kính :)) .

Y: Ồ, cái này thì còn gì để nói nữa? Nhưng muốn ra nghề được ngành Y thì ngoài 6 năm đi học thì còn 4 năm làm bác sĩ nội trú, sau đó là tất tả xin việc, chưa kể đến những vấn đề về trang thiết bị và những chuyện chỉ bác sĩ mới hiểu. Phải đến tận cuối những năm ba mươi tuổi những ai theo ngành Y mới thực sự ổn định, đó là nếu các bạn chịu đựng được đến mức ấy.

Vẫn còn nhiều, nhưng tạm thế, có gì sẽ viết ver 2 (nếu có nhu cầu, nhất là có tài trợ =)) )

5. Những mặt trái của việc chọn ngành

Đầu tiên xin phép được nói thẳng, chẳng có ngành nào mà không có thế này thế kia. Chỉ khi các bạn vào trường mới nhận ra có nhiều trường không lý tưởng như bạn nghĩ (như trường Dược mà người viết đã facepalm ở trên). Nếu các bạn không thực sự yêu thích con đường mình chọn các bạn sẽ không thể nào chịu đựng được những gì các bạn sẽ trải qua đâu. Đâu phải với ai con đường cũng toàn hoa hồng? Nhất là ngành Y, các bạn sẽ phải học liên tục trong tầm 10 15 năm chông gai lúc đó con đường mới mở ra cho các bạn.

Có rất nhiều trường hợp vì quyết định chọn ngành sai mà sau đó ôm hận, đa phần chết vì sự hào nhoáng của các trường, và sự thiếu chuẩn bị của bản thân. Vì thế nên cần cân nhắc kỹ, hiểu rõ bản thân mình muốn gì, để từ đó chọn cho mình một con đường phù hợp.

Bài viết chắc chắn còn xa mới đầy đủ, sẽ có tiếp ver 2 nếu người viết đủ rảnh ^^

Related

Leave a comment

Video liên quan

Đăng nhận xét